Chủ nhật, ngày 13 tháng 07 năm 2025
THỐNG KÊ TRUY CẬP

Hôm nay:

Hôm qua:

Trong tuần:

Trong tháng:

Tất cả:

Bình Chọn
Đánh giá thái độ phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ ?
Cập nhật lúc: 01/02/2024

Thanh tra Sở

Thanh tra Sở 
a) Chức năng 
1. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở về công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; 
2. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở công tác pháp chế thuộc thẩm quyền quản lý của Sở theo quy định của pháp luật; 
b) Nhiệm vụ 
b1) Về công tác thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành; giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật: 
1. Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc Sở phê duyệt; tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra Sở; 
2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của Sở; 
3. Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Sở, gồm: 
a) Điều kiện, tiêu chuẩn và các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông thuộc kết cấu hạ tầng đường bộ (bao gồm cả đường bộ trong đô thị), đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trực tiếp quản lý hoặc được ủy quyền quản lý; 
b) Điều kiện bảo đảm an toàn của phương tiện giao thông đường bộ, đường thủy nội địa; 
c) Vận tải và dịch vụ hỗ trợ vận tải; 
d) Đào tạo, sát hạch, cấp, đổi, thu hồi bằng, giấy phép, chứng chỉ chuyên môn, nghiệp vụ cho người điều khiển phương tiện giao thông và người vận hành phương tiện, thiết bị chuyên dùng trong giao thông vận tải theo phân cấp; 
đ) Việc kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông vận tải theo phân cấp; 
e) Phối hợp với lực lượng công an và các tổ chức, lực lượng có liên quan khác trong việc phòng ngừa và xử lý các vi phạm nhằm bảo đảm trật tự an toàn giao thông vận tải trong phạm vi trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải; 
g) Phối hợp và hỗ trợ Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong hoạt động thanh tra, xử phạt vi phạm hành chính việc chấp hành các quy định về bảo vệ, chống lấn chiếm hành lang an toàn giao thông đường bộ, hành lang bảo vệ luồng đường thủy nội địa do Ủy ban nhân dân tỉnh giao Sở Giao thông vận tải quản lý; 
h) Các hoạt động chuyên ngành khác thuộc phạm vi quản lý nhà nước ngành Giao thông vận tải. 
4. Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc Sở giao. 
5. Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Sở thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra. 
6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý về thanh tra của Giám đốc Sở, Thanh tra Sở. 
7. Thực hiện công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. 
8. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. 
9. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý của sở trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra. 
10. Chủ trì các Đoàn thanh tra liên ngành hoặc tham gia các Đoàn thanh tra liên ngành do các sở, ngành ở địa phương thành lập; tham gia các Đoàn thanh tra do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải, Chánh Thanh tra Bộ thành lập. 
11. Trực tiếp quản lý trụ sở làm việc; quản lý tài chính; trang thiết bị, phương tiện và tài sản hiện có của Thanh tra, đồng thời thực hiện công tác bảo dưỡng, sửa chữa thường xuyên để duy trì sự hoạt động bình thường của các loại trang thiết bị, phương tiện, nhà làm việc ... nhất là các phương tiện thiết bị của Trạm Kiểm tra tải trọng xe lưu động và bộ cân xách tay bằng những nguồn vốn hoạt động của Thanh tra đã được bố trí hàng năm; định kỳ hoặc đột xuất báo cáo tình hình quản lý và sử dụng tài sản về Phòng Kế hoạch - Tổng hợp để tổng hợp, theo dõi báo cáo theo quy định. 
12. Công tác kiểm soát tải trọng xe lưu động: Tổ chức, quản lý và duy trì hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (TKTTT số 53) theo quy định của pháp luật. Phối hợp với các lực lượng khác tổ chức thực hiện việc kiểm soát tải trọng xe lưu thông trên các tuyến quốc lộ đi qua địa bàn tỉnh và các tuyến đường bộ địa phương quản lý theo quy định của Bộ Giao thông vận tải, Tổng Cục Đường bộ Việt Nam và của Uỷ ban nhân dân tỉnh. 
13. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật. 
b2) Về công tác pháp chế 
1. Về công tác xây dựng pháp luật:

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan lập đề nghị xây dựng văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp lập dự kiến chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia góp ý hoặc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;

- Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan;

- Tham gia ý kiến đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các phòng, ban soạn thảo trước khi trình Thủ trưởng cơ quan xem xét, quyết định việc đề nghị Sở Tư pháp thẩm định;

- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan khác gửi lấy ý kiến. 
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật - Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan thường xuyên rà soát, định kỳ hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương;

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm xây dựng báo cáo trình Thủ trưởng cơ quan gửi Sở Tư pháp để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, trái pháp luật hoặc không còn phù hợp. 
3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:

- Xây dựng báo cáo kết quả kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật trình Thủ trưởng cơ quan để gửi Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. 
4. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan lập kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan và tổ chức thực hiện kế hoạch sau khi được phê duyệt;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; hướng dẫn, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật của các đơn vị thuộc cơ quan;

- Chủ trì phối hợp với Phòng Kế hoạch

- Tổng hợp và các phòng chuyên môn có liên quan tổ chức xây dựng, cập nhật, khai thác, tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành trên Trang thông tin điện tử của Sở.

- Chủ trì và phối hợp với các đơn vị tham mưu, giúp Thủ trưởng cơ quan định kỳ 
6 tháng, hàng năm tiến hành kiểm tra, tổng kết tình hình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; báo cáo Sở Tư pháp về kết quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật để Sở Tư pháp tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Tư pháp. 
5. Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác kiểm tra theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện pháp luật;

- Chủ trì xây dựng báo cáo kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương trình Thủ trưởng cơ quan chuyên môn gửi Sở Tư pháp. 
6. Về công tác bồi thường của Nhà nước Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan giúp Thủ trưởng cơ quan thực hiện công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật. 
7. Về công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp Chủ trì giúp Thủ trưởng cơ quan phối hợp với Sở Tư pháp trong việc thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. 
8. Về công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng

- Tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với việc xử lý các vấn đề trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương; có ý kiến về mặt pháp lý đối với các quyết định, văn bản chỉ đạo, điều hành quan trọng của Thủ trưởng cơ quan; 
- Chủ trì hoặc phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu cho Thủ trưởng cơ quan về các vấn đề pháp lý khi tham gia tố tụng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của cơ quan theo quy định của pháp luật;

- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý, đề xuất, kiến nghị các biện pháp phòng ngừa, khắc phục hậu quả các vi phạm pháp luật, nội quy, quy chế theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan. 
9. Về thi đua khen thưởng trong công tác pháp chế: Phối hợp với phòng Kế hoạch Tổng hợp đề xuất Giám đốc Sở khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác pháp chế. 
c) Tổ chức và biên chế - Thanh tra Sở có Chánh Thanh tra và không quá 02 Phó Chánh Thanh tra.  - Biên chế công chức và số lượng người làm việc của Thanh tra Sở Giao thông vận tải được giao trên cơ sở vị trí việc làm, gắn với chức năng, nhiệm vụ, phạm vi hoạt động và nằm trong tổng biên chế công chức, số lượng người làm việc của Sở Giao thông vận tải được Ủy ban nhân dân tỉnh giao hàng năm. 

Quyết định số: 942/QĐ-SGTVT

Nguồn Tin:
In Gửi Email

CÁC CHUYÊN MỤC KHÁC

ipv6 ready
Chung nhan Tin Nhiem Mang